NHỮNG CÂU HỎI ĐÁP THƯỜNG GẶP
Ăn yến khi nào là tốt nhất?
- Ăn yến tốt nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ. Vì buổi tối, khi ngủ được khoảng 1 giờ thì nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, khi đó nếu có nhiều nguyên liệu do thức ăn cung cấp sẽ làm cho cơ thể tận dụng tốt nhất để phát triển. Nên ăn hàng ngày hoặc cách ngày đều đặn một lượng yến nhỏ thay vì thỉnh thoảng mới ăn một lượng yến lớn. Cách nấu yến tốt nhất là chưng cách thủy, cách này sẽ giữ được các chất của tổ yến. Dù bạn có chế biến món gì, cũng nên chưng cách thủy tổ yến riêng, rồi mới trộn vào các món ăn.
Những ai nên dùng yến sào ?
“Yến sào là thực phẩm dành cho mọi người bởi lẽ thành phần món yến chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quý có lợi cho sức khỏe, giúp tăng cường thể chất, phòng ngừa bệnh tật”, dưới đây là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tại buổi giao lưu trực tuyến.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh: Yến sào là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng đặc biệt và rất đa dạng về dưỡng chất vì thế yến sào là món ăn bảo vệ và duy trì sức khoẻ cho mọi người.
Tốt cho cả mẹ và thai nhi: Chuyên gia Dinh Dưỡng PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia cho biết: “ tổ yến sào có Trytophan (0.7%) là một trong 9 acid amin thiết yếu trong cơ thể người, rất cần thiết cho sự tăng trưởng tối ưu cho trẻ và cân bằng nitrogen ở người lớn. Mẹ có thể bắt đầu dùng yến đều đặn sau 3 tháng đầu của thai kỳ để cơ thể có đủ lượng Trytophan cần thiết chuẩn bị cho bé phát triển một cách toàn diện và phòng ngừa bệnh tật”.
- Hỗ trợ trẻ biếng ăn, gầy ốm: TS Lâm khuyên các bà mẹ nên cho bé dùng tổ yến sào nếu bé có cân nặng, chiều cao ở ngưỡng thấp so với tuổi của cháu. Nếu không có nhiều thời gian, mẹ có thể cho bé dùng các loại yến sào chế biến sẵn, giúp bổ sung thêm protein, acid amin và các chất vi lượng quý.
- Dưỡng da, giữ dáng cho mẹ: Thành phần yến sào chứa nhiều threonine là chất hình thành elastine và collagen, giúp chống lão hóa, duy trì vẻ mịn màng cho làn da. Ngoài ra, yến sào chỉ chứa đường tự nhiên galactose mà không có chứa chất béo, có thể dùng mỗi ngày cũng không sợ bị tăng cân.
- Tăng cường thể chất cho bố: “ Acid amin Methionine (0.46%) trong yến sào đặc biệt cần thiết cho nam giới để có được cơ thể săn chắc vì nó nhanh chóng phân hủy và đốt cháy chất béo. Ngoài ra, menthinine hỗ trợ chống chữa kiệt sức, viêm khớp và bệnh gan”.
- Hỗ trợ chuyện vợ chồng: Ít người biết rằng trong tổ yến sào chứa 11,4% chất L – Arginine. Việc thiếu chất này sẽ làm giảm và rối loạn sự ham muốn. Vì đây là một chất có lợi trong việc điều hòa chức năng tình dục.
- Cải thiện sức khỏe cho Ông Bà: tổ yến giúp người cao tuổi cải thiện không chỉ về thể chất mà còn về trí não như: cải thiện trí nhớ (Phenylalanine), các vấn đề về gan (Threonine), đường ruột (Histidine), điều chỉnh lượng đường trong máu (Leucine), tăng khả năng hấp thụ canxi, chống lão hóa cột sống, chống loãng xương (Lysine), chống viêm khớp (Methionine).
- Bệnh cao huyết áp, tiểu đường: Theo TS Lâm thì “ Nhờ có 4.56% Leucine và 2.04% Isoleucine hỗ trợ điều chỉnh hàm lượng đường trong máu nên dùng yến sào hàng ngày có thể giúp ổn định glucose máu”.
- Các bệnh thông thường: “ Chỉ nên cho bệnh nhân ăn yến 3 giờ sau khi uống thuốc để đảm bảo công dụng thuốc không ảnh hưởng đến tác dụng của món yến” – TS Lâm nhắc nhở.
- Các bệnh về tiêu hóa, đường ruột: Yến sào có một số nguyên tố hiếm có tác dụng kích thíc tăng khả năng tiêu hóa qua màng ruột như: crôm (Cr), acid amin, các nguyên tố vi lượng giúp tăng cường các kích thích sinh trưởng của tế bào. Những người tiêu hóa kém, đau dạ dày mỗi ngày ăn một lượng nhỏ yến sào hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.
Cách phân biệt yến thật, yến giả?
Màu sắc: yến trắng thật có màu đục ngà, có lúc hơi ngả vàng nhưng khi ngâm nước, vớt ra hong khô sẽ chuyển qua màu trắng trong; trong khi đó, yến giả không đổi màu dù có ngâm nước. Yến huyết thường có màu đỏ hoặc cam, bề mặt gồ ghề, có mùi thơm và tanh nhẹ của nước biển trong khi yến huyết giả đỏ thẫm, tanh nồng... Loại tổ yến thật thường có màu vàng da cam, màu đỏ, hoặc đỏ da cam, tổ yến giả thường có màu trắng.
Mùi vị: tổ yến thật có vị tanh, mùi ẩm mốc, khi hong khô thì không còn mùi; trong khi tổ yến giả thường có mùi nồng, hắc trước và cả sau khi sấy.
Hình dạng: ngâm một ít vào nước, yến giả khi gặp nước sẽ nhão ra, còn yến thật khi ngâm hoặc nấu, sợi yến vẫn nguyên vẹn.
Thử bằng dung dịch: với iốt, yến giả sẽ chuyển sang màu xanh. Đối với yến huyết, khi nhúng một ít vào nước trà nếu yến giả nhuộm ôxit sắt sẽ đen sẫm lại. Ngâm trong nước, yến giả nhuộm phẩm sẽ bị mất màu, tan trong nước, còn yến thật dù nấu chín trong nước sôi vẫn không đổi màu.
Người bị bệnh tiểu đường sử dụng Yến sào được không?
Trong Yến sào có chất Leucine (4.56%), chất này có vai trò tương đối quan trọng trong quá trình điều chỉnh hàm lượng đường trong máu nên sẽ tốt cho bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, Yến sào còn có Isoleucine (2,04%), loại axit amin đóng vai trò quan trọng sống còn trong quá trình phục hồi sức khỏe, đồng thời giúp điều tiết lượng đường trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và đông máu. Do đó bệnh nhân bị bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng Yến sào mà không có tác hại nào đến sức khỏe
Ai nên thận trọng khi dùng yến sào?
+ Bà mẹ mang thai dưới 3 tháng.
+ Em bé sơ sinh từ 0-12 tháng tuổi
+ Em bé từ 12 tháng tuổi trở lên có thể dùng yến sào nhưng nên thử từ từ.
+ Người đang bị khối u.
+ Người bị huyết áp cao.
- Ngoài ra theo đông y, người có thể trạng đàm thấp, béo mập, da mét, tay chân lạnh, thống phong, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng…không nên dùng yến sào.
Yến sào được khuyên dùng cho những ai?
- Người già
- Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên.
- Người bệnh
- Phụ nữ mang thai
- Ca sĩ , phát thanh viên truyền hình
-Tuy nhiên, cần phải tìm hiểu cách sử dụng và liều lượng cho từng đối tượng cụ thể để phát huy tối đa hiệu quả của Yến Sào.